Nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip riêng vì an ninh quốc gia

Một nhà phân tích tại công ty phân tích thị trường Moody’s Analytics (Mỹ) cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của riêng họ vì vấn đề an ninh quốc gia.

Một nhà phân tích tại công ty phân tích thị trường Moody’s Analytics (Mỹ) cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của riêng họ vì vấn đề an ninh quốc gia.

Trao đổi với CNBC ngày 2/8, Timothy Uy, Phó Giám đốc công ty Moody’s Analytics cho rằng: “Nhu cầu về nguồn cung chip bán dẫn ngày càng lớn. Về cả phía cung và cầu, tôi cho rằng các công ty đang điều chỉnh. Bên cạnh đó, chính phủ các nước cũng đang vào cuộc vì họ coi đây là vấn đề an ninh quốc gia, theo một nghĩa nào đó”.

Chip bán dẫn có mặt ở khắp mọi nơi, nếu không có chúng, rất nhiều sản phẩm sẽ không hoạt động. Điều này đã được chứng minh bởi ngành công nghiệp ô tô, nơi các nhà sản xuất ô tô buộc phải ngừng sản xuất do tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu.

Một số báo cáo cho biết tình trạng thiếu chip có thể kéo dài đến năm 2023.

Tại sao lại thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu?

Theo đánh giá của ông Timothy Uy thì việc sản xuất chip bán dẫn là một quá trình phức tạp, đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và mất rất nhiều thời gian sản xuất cũng như phân phối chúng.

Ông giải thích rằng, nguồn cung mới không thể được tạo ra ngay lập tức và đôi khi, có thể mất nhiều năm để có nguồn cung mới vì các nhà máy cần được xây dựng và trang bị công nghệ thích hợp.

Quy trình sản xuất mỗi thế hệ chip bán dẫn là khác nhau. Các chip mới hơn có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn, điều này mang lại cho các nhà sản xuất lớn nhiều động lực hơn để đầu tư vào sản xuất của họ thay vì chuyển hướng nguồn lực để tăng công suất cho các chip thế hệ cũ. Đó là một phần lý do tại sao ngành công nghiệp ô tô đang gặp khó khăn, ông Timothy Uy cho biết thêm.

Trong thực tế, ngành công nghiệp ô tô cần những con chip lạc hậu hơn so với điện thoại thông minh và các thiết bị khác.

Tuy nhiên, ông Timothy Uy cũng cho rằng, sẽ có rất nhiều nguồn cung mới ra đời khi các nhà sản xuất chip lớn trên thế giới như TSMC, UMC của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc đang đầu tư vốn để xây dựng các nhà máy sản xuất mới.

Các quốc gia đang làm gì để thúc đẩy nguồn cung chip bán dẫn?

Nhiều quốc gia trên thế giới đã cam kết đầu tư và đang theo đuổi các chính sách để tăng năng lực sản xuất chip cũng như tạo ra các chuỗi cung ứng nội địa nhằm vượt qua tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn đang diễn ra.

Ví dụ, Hàn Quốc đã công bố một chương trình trị giá khoảng 450 tỷ USD cho đến năm 2030 bao gồm các khoản đầu tư của doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã thúc đẩy các chính sách về thuế để giúp cho các nhà sản xuất chip trong nước cạnh tranh hơn trên thị trường bán dẫn.

Trung Quốc đã thành lập các quỹ quốc gia trị giá hàng tỷ USD để đầu tư vào các nhà sản xuất chip trong nước nhằm bắt kịp các công ty như Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan.

Mỹ đã thông qua dự luật công nghệ và sản xuất bao gồm 52 tỷ USD để tài trợ cho các sáng kiến nghiên cứu, thiết kế và sản xuất chất bán dẫn. Liên minh châu Âu cũng chuẩn bị cam kết tài trợ một khoản tiền đáng kể để mở rộng sản xuất chất bán dẫn của EU.

Ông Timothy Uy cho biết, sự tham gia của chính phủ có thể giúp sân chơi bình đẳng và giảm bớt một số áp lực thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn đặc biệt là giá chip nhớ, vì chỉ có một số ít công ty toàn cầu thống trị chuỗi cung ứng này.

Một khi các chính phủ đưa ra chính sách trợ cấp và hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp nội địa nhỏ hơn tham gia vào việc sản xuất chip bán dẫn, điều đó về cơ bản sẽ làm tăng nguồn cung, và có thể lấp đầy sự thiếu hụt nguồn cung cho các nhà sản xuất ô tô, ông Timothy Uy nhận định.

p.comment-notice {
    font-size: 14px;
    color: #555;
    line-height: 1.5;
}

 

Vượt Facebook, TikTok trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất trong năm 2020

Từ vị trí thứ 4 của năm 2019, TikTok đã “nhảy cóc” 3 bậc để trở thành ứng dụng di động được tải về nhiều nhất trong năm 2020, trên cả 2 kho ứng dụng của Android và iOS.

2020 là một năm đầy thăng trầm của ứng dụng TikTok, khi mạng xã hội này luôn đứng trước nguy cơ bị cấm hoạt động tại thị trường Mỹ, nhưng cũng là một năm đầy thành công khi TikTok vẫn tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường ứng dụng di động App Annie (Mỹ) vừa công bố danh sách 10 ứng dụng và game được tải về nhiều nhất (tính tổng số lượt tải trên cả nền tảng iOS của Apple và Android của Google) trong năm 2020. Theo đó, TikTok đã vượt qua Facebook để vươn lên đứng đầu, đẩy mạng xã hội lớn nhất hành tinh xuống vị trí thứ 2. Trong khi đó, Facebook Messenger, ứng dụng được tải về nhiều nhất trong năm 2019, đã bị đẩy xuống vị trí thứ 5 trong năm 2020.

Được ra mắt từ năm 2017, TikTok (phiên bản quốc tế của ứng dụng Douyin dành riêng cho thị trường Trung Quốc) đã phát triển một cách nhanh chóng và luôn góp mặt trong top 10 ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới trong những năm qua, cho đến khi vươn lên vị trí thứ nhất trong năm 2020.

Nguyên do chính giúp TikTok có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2020 là sự ảnh hưởng của dịch bệnh đã buộc nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội…; nhiều người đã lựa chọn TikTok như một hình thức giải trí khi phải ở nhà, góp phần giúp cho ứng dụng này có lượng download tăng đột biến.

“Tôi thường xuyên xem video trên TikTok như một cách giải trí khi không thể ra ngoài để vui chơi hoặc gặp gỡ bạn bè”, một người dùng TikTok tại Mỹ trả lời trên tờ báo Vice.

Không chỉ TikTok, các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội đều có lượt tải tăng đột biến trong năm 2020, khi nhu cầu liên lạc và giao tiếp qua Internet của người dùng tăng mạnh vì sự ảnh hưởng của dịch bệnh. 9/10 ứng dụng được download nhiều nhất trên toàn cầu trong năm 2020 là các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội, ứng dụng còn lại là Likee – một ứng dụng của Trung Quốc và được xem là đối thủ của TikTok, cho phép tạo ra những đoạn video ngắn để các công ty sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, xếp vị trí thứ 8 về số lượt tải trong năm 2020.

Không chỉ trên phạm vi toàn cầu, TikTok cũng là ứng dụng được tải về nhiều nhất tại những thị trường lớn và quan trọng như Mỹ, Trung Quốc (phiên bản Douyin) hay Anh, Pháp…

App Annie cũng cho biết các đoạn video ngắn đang trở thành xu thế được yêu thích của người dùng trên toàn cầu, đó là lý do xuất hiện ngày càng nhiều các ứng dụng cho phép người dùng tạo ra các video ngắn tương tự như TikTok. Ngay cả các ứng dụng nổi tiếng như Youtube, Instagram hay Snapchat… cũng đã phát triển tính năng cho phép người dùng tạo ra các đoạn video ngắn để cạnh tranh với TikTok.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại như hiện nay, App Annie nhận định TikTok và các ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội vẫn sẽ có xu hướng được sử dụng nhiều và tăng số lượt tải về trong năm 2021.

Vụ bê bối tình dục khiến hãng thương mại điện tử Alibaba “ngồi trên lửa”

Một quản lý của Alibaba đã bị sa thải sau khi một nữ nhân viên tố cáo người này cưỡng hiếp cô. Vụ việc khiến hãng thương mại điện tử này như đang “ngồi trên lửa” khi bị dân mạng Trung Quốc tẩy chay.

Đầu tháng 8 vừa qua, một nữ nhân viên làm việc tại Alibaba chi nhánh Hàng Châu đã gửi đơn tố cáo lên ban lãnh đạo công ty, cáo buộc cấp trên của mình cưỡng hiếp cô. Theo đó, sự việc xảy ra vào cuối tháng 7, dù trời mưa lớn, nữ nhân viên này vẫn bị cấp trên của mình ép phải đi công tác cùng, sau đó cô đã bị chuốc say và bị cấp trên cưỡng hiếp khi đang ở trong phòng khách sạn.

Dù nữ nhân viên này đã nhiều lần yêu cầu ban lãnh đạo Alibaba xử lý sự việc, nhưng đều không được hồi đáp. Quá chán nản và thất vọng, nữ nhân viên này đã đăng tải câu chuyện của mình lên mạng xã hội, khiến cộng đồng mạng tại Trung Quốc “dậy sóng” và buộc cảnh sát phải vào cuộc để điều tra.

Trước làn sóng phẫn nộ và phản đối của cư dân mạng nhằm vào Alibaba, “gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc” mới đây đã đưa ra quyết định sa thải một loạt vị trí lãnh đạo. Ngoài ra, Li Yonghe, người vừa được bổ nhiệm vào tháng trước để lãnh đạo bộ phận “dịch vụ địa phương” của Alibaba, và một giám đốc nhân sự đã phải từ chức sau vụ việc.

Giám đốc điều hành Daniel Zhang của Alibaba đã gửi một thư nội bộ đến cho nhân viên của công ty, khẳng định rằng vụ việc là một thách thức mang tính hệ thống với hoạt động của Alibaba, buộc công ty phải có những chấn chỉnh để bảo vệ hơn nữa quyền lợi của các nữ nhân viên đang làm việc trong công ty.

Alibaba Như Đang “Ngồi Trên Đống Lửa” Vì Vụ Bê Bối Tình Dục Liên Quan Đến Lãnh Đạo Công Ty

“Đằng sau mối quan tâm sâu sắc của mọi người về vụ việc không chỉ là sự cảm thông và quan tâm đến đồng nghiệp bị tổn thương, mà còn là một nỗi buồn to lớn đối với những thách thức trong văn hóa của Alibaba”, Daniel Zhang viết trong thư nội bộ. “Vụ việc này là một sự sỉ nhục đối với tất cả nhân viên Alibaba. Chúng ta phải xây dựng lại và chúng ta phải thay đổi”.

Danh tính của thủ phạm cũng như nạn nhân trong vụ bê bối tình dục này được giữ kín. Alibaba cam kết sẽ hợp tác hết sức có thể với cơ quan chức năng để điều tra vụ việc, tuy nhiên, động thái của Alibaba vẫn vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng mạng Trung Quốc, khi nhiều người cho rằng Alibaba đã phớt lờ vụ việc và chỉ đưa ra phản ứng sau khi bị cư dân mạng tại Trung Quốc tẩy chay.

Vụ bê bối khiến Alibaba như “ngồi trên lửa”, nhất là sau khi công ty đang cố gắng vượt qua một cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng của cơ quan quản lý chống độc quyền tại Trung Quốc. Vụ việc sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng và hình ảnh của hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc này.

“Sự việc sẽ tác động lớn đến việc tuyển dụng nhân tài của Alibaba”, Michael Norris, một chuyên gia phân tích thị trường của công ty tư vấn AgencyChina, có trụ sở tại Thượng Hải, nhận định. “Sự phát triển của Alibaba đòi hỏi một nguồn nhân lực mạnh mẽ, tuy nhiên, sự việc này có thể khiến các nữ sinh viên tài năng mới tốt nghiệp hoặc các nữ quản lý trình độ cao không còn muốn gia nhập Alibaba”.

Tình trạng phân biệt giới tính, lạm dụng tình dục hay ép buộc nữ nhân viên phải đi ăn uống, phục vụ các đối tác, khách hàng… là tình trạng khá phổ biến tại các công ty nói chung và các hãng công nghệ nói riêng tại Trung Quốc.

Một trong những vụ bê bối tình dục lớn nhất tại các hãng công nghệ Trung Quốc đó là trường hợp của Richard Liu, nhà sáng lập công ty thương mại điện tử JD.com. Năm 2018, Richard Liu đã bị bắt giữ tại Mỹ vì bị cáo buộc cưỡng hiếp một nữ sinh viên 21 tuổi người Trung Quốc. Dù các công tố viên sau đó đã quyết định không buộc tội, nhưng danh tiếng của vị tỷ phú này cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ việc.

Apple gây tranh cãi vì tính năng quét ảnh trên iPhone, iPad người dùng

Trong phiên bản iOS và iPadOS sắp tới, Apple sẽ bổ sung thêm tính năng quét hình ảnh có trên thiết bị của người dùng. Đây là động thái của Apple nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em.
Apple gây tranh cãi vì tính năng quét ảnh trên iPhone, iPad người dùng – 1Nhấn để phóng to ảnh
Tính năng mới trên iOS và iPadOS của Apple khiến nhiều người lo ngại quyền riêng tư bị ảnh hưởng.

Apple vừa chính thức thông báo về tính năng quét hình ảnh để ngăn chặn các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em. Tính năng này cũng tương tự như các tính năng quét hình ảnh để ngăn chặn các nội dung khiêu dâm, bạo lực hay nhạy cảm… đã được áp dụng trên các nền tảng mạng xã hội và các dịch vụ lưu trữ đám mây, nhưng điểm khác biệt đó là tính năng quét của Apple sẽ được thực hiện trên iPhone và iPad.

Apple Gây Tranh Cãi Vì Tính Năng Quét Ảnh Trên Iphone, Ipad Người Dùng

Cụ thể, kể từ phiên bản iOS 15 và iPadOS 15 dự kiến được phát hành vào mùa thu năm nay, Apple sẽ tích hợp các tính năng để hạn chế việc phát tán “nội dung lạm dụng tình dục trẻ em” (CSAM). Quy trình quét sẽ kiểm tra xem các hình ảnh được người dùng tải lên kho lưu trữ iCloud có hình ảnh nào khớp với bất kỳ hình ảnh đã được đánh dấu trong cơ sở dữ liệu về các nội dung lạm dụng tình dục đã được biết hay không.

Apple sẽ chỉ có thể giải mã và xem các hình ảnh trên iCloud nếu tài khoản đó có số lượng ảnh bị nghi ngờ chứa nội dung lạm dụng tình dục trẻ em vượt qua một “ngưỡng” nhất định. Apple khẳng định rằng các hình ảnh được quét sẽ đạt mức độ chính xác cực cao, đảm bảo tỷ lệ sai sót ở mức thấp nhất để tránh nhận diện nhầm các nội dung vi phạm.

Nếu số lượng ảnh bị nghi ngờ vi phạm trên tài khoản iCloud của người dùng vượt qua “ngưỡng giới hạn”, Apple sẽ xem xét thủ công các nội dung bị nghi ngờ vi phạm, vô hiệu hóa tài khoản iCloud của người dùng và gửi báo cáo tới Trung tâm Quốc gia về Trẻ em mất tích và Bị bóc lột (NCMEC).

“Apple sẽ chỉ xem xét hình ảnh người dùng nếu trong tài khoản iCloud của họ chứa nhiều hình ảnh trùng hoặc tương đối giống với các hình ảnh có trong cơ sở dữ liệu về nội dung lạm dụng tình dục trẻ em”, Apple cho biết. “Ngay cả trong trường hợp này, Apple chỉ xem xét những hình ảnh bị tình nghi là có nội dung vi phạm, không phải toàn bộ ảnh của người dùng”.

Ngoài việc quét các hình ảnh trên iCloud, Apple cũng sẽ tích hợp một hệ thống quét trên ứng dụng nhắn tin iMessage của hãng để phát hiện các hình ảnh khiêu dâm được gửi qua ứng dụng này. Tính năng quét sẽ khai thác các thuật toán trí tuệ nhân tạo để phát hiện kịp thời các hình ảnh khiêu dâm được gửi đến iMessage để ngăn chặn hoặc làm mờ đi nội dung.

“Khi nhận được những dạng nội dung khiêu dâm, hình ảnh sẽ được làm mờ đi và người nhận sẽ được cảnh báo”, Apple cho biết. “Như một biện pháp an toàn, nếu người nhận hình ảnh là trẻ em, cha mẹ của trẻ em sẽ nhận được tin nhắn cảnh báo nếu trẻ nhận được các nội dung khiêu dâm được gửi qua iMessage”.

Hiện tại các tính năng hạn chế và ngăn chặn nội dung khiêu dâm trẻ em sẽ được áp dụng đối với người dùng tại Mỹ.

Apple cho biết giải pháp của mình nhằm ngăn chặn phát tán các nội dung khiêu dâm trẻ em và hỗ trợ cơ quan chức năng bắt giữ những tên tội phạm phát tán nội dung này. Tuy nhiên, nhiều người dùng lo ngại rằng tính năng mới của Apple sẽ phạm quyền riêng tư của họ, khi cho rằng các hình ảnh trên iCloud của mình đều có thể bị Apple giám sát.

Một vài chuyên gia bảo mật cũng lo ngại rằng tính năng mới của Apple chỉ là một cách đặt “cửa hậu” trên iCloud để có thể giám sát người dùng. Chẳng hạn, mục đích hiện tại của tính năng này là để quét và tìm những hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em, tuy nhiên, trong tương lai, Apple hoàn toàn có thể thay đổi chức năng chính của tính năng này để có thể quét và tìm những nội dung hình ảnh khác mà người dùng không hay biết.

Theo T.G/Motherboard

Hacker tuyên bố sẽ livestream quá trình tấn công mạng nội bộ của BKAV

Tối 11/8, trên diễn đàn R*forums, hacker “chunxong” tiếp tục thông báo về việc sẽ bán sock proxy cho phép truy cập mạng nội bộ của BKAV với mức giá 30.000 USD.

Trước đó, người này từng đưa ra “báo giá” 150.000 USD cho mã nguồn phần mềm (source code) và mã nguồn máy chủ (server side code) đối với các phần mềm diệt virus từ BKAV. Mã nguồn AI (trí thông minh nhân tạo) được chào bán với giá 100.000 USD.

Ngoài ra, người này còn bán nhiều tài liệu khác, trong đó hacker yêu cầu 10.000 USD để có được quyền truy cập ban đầu và 30.000 USD để tiếp cận với các nguồn tài nguyên khác.

Như vậy, đến nay, tổng cộng số dữ liệu mà người này rao bán có trị giá lên đến 320.000 USD. Thậm chí, những ai muốn sở hữu độc quyền dữ liệu của BKAV sẽ phải chi trả số tiền gấp đôi so với mức “báo giá” trên. Người mua sẽ phải giao dịch thông qua đồng tiền điện tử XMR (Monero).

Chưa dừng lại ở đó, để chứng minh toàn bộ dữ liệu mà bản thân đang nắm giữ là thật, hacker này còn tuyên bố sẽ phát trực tiếp quá trình tấn công vào mạng nội bộ của BKAV trong tuần tới.

“Thật khó để khiến mọi người tin vào những điều trên, tôi sẽ cần phải làm thứ gì đó khó hơn. Vào thứ tư tuần tới (ngày 18/8), tôi sẽ phát trực tiếp quá trình tấn công vào mạng nội bộ của BKAV, các bạn hãy cùng chờ xem. Kênh phát sóng sẽ được cập nhật khi luồng trực tiếp bắt đầu”, hacker này tiết lộ.

Hacker Tuyên Bố Sẽ Livestream Quá Trình Tấn Công Mạng Nội Bộ Của Bkav

Trong một bình luận khác, hacker này viết rằng: “I’m feeling bad for my Vietnam country for being affected…”. Có thể thấy, trong quá trình trao đổi, người này đã sử dụng cụm từ “my Vietnam country”, điều đó khiến cho nhiều người đặt ra nghi vấn rằng liệu đây có phải một hacker người Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 4/8, trên diễn đàn R*forums, tài khoản “chunxong” đã đăng tải một bài viết khẳng định rằng người này đã tấn công vào máy chủ của công ty an ninh mạng BKAV và lấy cắp mã nguồn các sản phẩm của công ty này, bao gồm mã nguồn gói phần mềm bảo mật BKAV Pro, phần mềm bảo mật di động BKAV Mobile…

Về phía BKAV, đại diện công ty xác nhận rằng mã nguồn do “chunxong” đăng tải chính là mã nguồn một số mô-đun thành phần trong các sản phẩm của công ty, nhưng đây là những mô-đun cũ và không gây ảnh hưởng đến khách hàng cũng như các sản phẩm hiện tại của công ty.

BKAV nói rằng các dữ liệu này đã từng bị rò rỉ từ cách đây hơn một năm, từ một nhân viên cũ đã nghỉ việc, nhưng không rõ vì lý do gì đến thời điểm này mới bị phát tán lên Internet.

Tối 8/8, tài khoản “chunxong” tiếp tục đăng tải một số ảnh chụp màn hình với nội dung được cho là cuộc hội thoại của các quản lý từ BKAV. Bên cạnh đó, người này cũng khẳng định rằng những dữ liệu mà bản thân sở hữu hoàn toàn là dữ liệu mới, không phải dữ liệu cũ như tuyên bố trước đó từ BKAV.

Phản hồi về sự việc lộ tin nhắn nội bộ, thông qua fanpage WhiteHat (diễn đàn bảo mật do BKAV hậu thuẫn), BKAV cho biết những tin nhắn này bị lộ bởi nhân viên cũ của công ty.

“Vụ việc này vẫn do nhân viên cũ đã nói, ngoài mã nguồn cũ, trong thời gian còn làm việc, nhân viên này đã thu thập thông tin đăng nhập mạng chat nội bộ, dùng nó để chụp ảnh các đoạn chat nội bộ gần đây. Lộ lọt thông tin từ nhân viên cũ luôn là vấn đề của mọi tổ chức, các vụ việc tương tự cũng đã xảy ra trên thế giới. Điều này có thể xảy ra với mọi tổ chức và chúng ta luôn phải sẵn sàng với những vấn đề như vậy. Về phía người vi phạm, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, WhiteHat cho biết.

Trojan Android tấn công 10.000 nạn nhân tại 140 quốc gia

Hãng bảo mật Zimperium vừa phát hiện trojan Android mới, tấn công hơn 10.000 nạn nhân tại 140 quốc gia trên thế giới.

Các chuyên gia của Zimperium đặt tên cho trojan là FlyTrap. Nó có thể lây lan qua các mạng xã hội, ứng dụng bên thứ ba và ứng dụng sideload từ tháng 3.
Theo nhóm nghiên cứu, mã độc dùng thủ thuật trên mạng xã hội để xâm phạm tài khoản Facebook. Sau khi lây nhiễm thiết bị Android, kẻ tấn công có thể thu thập thông tin từ nạn nhân như Facebook ID, địa điểm, địa chỉ email, địa chỉ IP, cookies, token liên kết với tài khoản Facebook.
Những thông tin này sau đó dùng để phát tán mã độc, lợi dụng uy tín của nạn nhân trên mạng xã hội thông qua tin nhắn riêng tư kèm liên kết dẫn tới trojan, hoặc triển khai các chiến dịch tuyên truyền/tin giả sử dụng vị trí địa lý của nạn nhân.

Trojan Android Tấn Công 10.000 Nạn Nhân Tại 140 Quốc Gia

Các kỹ thuật kể trên đặc biệt hiệu quả trong thế giới kỹ thuật số và thường được tội phạm mạng dùng để lây lan mã độc từ nạn nhân này sang nạn nhân khác. Chúng sử dụng một số chủ đề mà nạn nhân thấy hấp dẫn như mã giảm giá Netflix, mã giảm giá Google AdWords hay bầu chọn cho cầu thủ, đội bóng xuất sắc nhất.

Cụ thể, sau khi nạn nhân tải ứng dụng, nó sẽ hối thúc họ tham gia và yêu cầu nhập thông tin tài khoản Facebook để bầu chọn gì đó hoặc thu thập mã giảm giá. Tuy nhiên, nhập mọi thứ xong xuôi, ứng dụng lại dẫn nạn nhân đến màn hình thông báo mã giảm giá đã hết hạn.

Sau khi nhận được báo cáo từ Zimperium, Google đã xác minh và xóa mọi ứng dụng khỏi chợ. Song vẫn còn 3 ứng dụng khác có mặt trên các kho ứng dụng bên thứ ba không an toàn. FlyTrap chỉ là một trong những nguy cơ hiện hữu nhằm vào thiết bị di động để đánh cắp thông tin.